Chế tạo HMS_Agincourt_(1913)

Rio de Janeiro, tên được đặt bởi nước đặt hàng, được đặt lườn vào ngày 14 tháng 9 năm 1911 tại xưởng tàu ArmstrongsNewcastle upon Tyne, và được hạ thủy vào ngày 22 tháng 1 năm 1913.[5] Tuy nhiên, việc kinh doanh xuất khẩu cao suBrasil lệ thuộc bị giảm sút trên thị trường, và con tàu bị rao bán vào tháng 10 năm 1913.[18] Brazil đã bán Rio de Janeiro cho Hải quân Ottoman với giá 2.750.000 Bảng Anh vào ngày 28 tháng 12 năm 1913.[19] Được đổi tên thành Sultan Osman I, con tàu trải qua các đợt chạy thử máy vào tháng 7 năm 1914 và hoàn tất vào tháng 8 năm đó, đúng vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra.[20]

Trưng dụng

Chiến tranh nổ ra vào lúc nó đang được cho chạy thử máy trước khi bàn giao. Mặc dù một thủy thủ đoàn người Thổ đã có mặt để nhận con tàu, Chính phủ Anh vẫn quyết định trưng dụng con tàu nhằm phục vụ trong Hải quân Hoàng gia. Cùng lúc đó Anh cũng trưng dụng một thiết giáp hạm thứ hai của Ottoman, chiếc Reshadiye, vốn dựa trên thiết kế của lớp thiết giáp hạm King George V, và được đổi tên thành Erin. Hành động như vậy là hoàn toàn hợp pháp vì đã được quy định trong hợp đồng đóng tàu, do Bộ trưởng Hải quân Anh vào lúc đó Winston Churchill không muốn thấy nguy cơ các con tàu này chống lại chính Đế quốc Anh.[21]

Tuy nhiên, việc trưng dụng đã gây ra những ác cảm đáng kể tại Đế quốc Ottoman, nơi mà sự quyên góp của công chúng tài trợ một phần cho chi phí đóng tàu. Khi chính phủ Ottoman mắc phải các khó khăn tài chính cho kinh phí đóng các thiết giáp hạm, việc quyên góp từ công chúng đã được thực hiện. Tại các quán rượu, cà phê, trường học và chợ búa nhiều người đã đóng góp các khoản tiền cho Hải quân Ottoman; và để khuyến khích cho chiến dịch gây quỹ, những ai có khoản tiền quyên góp lớn được trao tặng một huy chương có tên "Huy chương Quyên góp Hải quân". Đây được xem là một yếu tố quan trọng khiến quan điểm công luận Ottoman ngã theo xu hướng bài Anh, đặc biệt là khi Hải quân Ottoman có xu hướng thân Anh trong khi Lục quân lại thân Đức. Điều này đã thúc đẩy Đế quốc Ottoman tham chiến cùng với Đế quốc ĐứcĐế quốc Áo-Hung trong Liên minh Trung tâm chống lại phe Liên minh Entente gồm Anh, PhápNga vào ngày 29 tháng 10 năm 1914.[22]

Cải biến để phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Anh

Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành những cải biến trước khi đưa nó ra hoạt động, đặc biệt là việc tháo dỡ các bệ cất cánh trên hai tháp pháo trung tâm. Con tàu ban đầu cũng được trang bị bồn vệ sinh kiểu Thổ cần được thay thế.[23] Tên của nó, "Agincourt", là do ý thích của Churchill, thoạt tiên dự định đặt cho chiếc thứ sáu thuộc lớp thiết giáp hạm Queen Elizabeth được đặt hàng trong Ngân sách Hải quân tài khóa 1914-1915, nhưng chưa được bắt đầu khi chiến tranh nổ ra.[24] Tên lóng của nó, The Gin Palace, xuất phát từ những trang bị xa xỉ cũng như rút gọn từ tên nó (A Gin Court), Pink Gin là một thức uống phổ biến trong giới sĩ quan Hải quân Hoàng gia vào thời đó.[25]

Bộ Hải quân Anh đã không thể chuẩn bị nhân sự cho một con tàu lớn như cỡ Agincourt trong một thời gian ngắn. Thủy thủ đoàn của nó "được tuyển từ những thành phần cao nhất và thấp nhất trong Hải quân: các thuyền buồm hoàng gia và các trại cải huấn". Hạm trưởng và sĩ quan cao cấp (hạm phó) đến từ thuyền buồm hoàng gia Victoria and Albert III; phần lớn thủy thủ đoàn được chuyển đến Agincourt vào ngày 3 tháng 8 năm 1914. Do hầu hết quân nhân dự bị hải quân đã được gọi tái ngũ vào lúc này và đã được gửi đến các con tàu khác, nên cũng có một số người phạm tội nhẹ có thời gian giam giữ còn lại được ân xá từ nhiều nhà tù hải quân và trại cải huấn khác nhau.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: HMS_Agincourt_(1913) http://www.maritimequest.com/warship_directory/gre... http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_12-45_mk13.ht... http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_6-50_mk13.htm http://dreadnoughtproject.org/tfs/index.php/Aginco... http://www.navypedia.org/ships/uk/brit_bb_agincour... //www.worldcat.org/issn/0043-0374 //www.worldcat.org/oclc/914101 http://www.worldwar1.co.uk/battleship/hms-agincour... https://web.archive.org/web/20110721170752/http://... https://web.archive.org/web/20110909075511/http://...